I. Tổng quan về việc tự học tiếng Nhật
Để có thể tự học tiếng Nhật một cách hiệu quả, chúng ta cần hiểu về cả thuận lợi và khó khăn của nó, từ đó dễ dàng vượt qua những chướng ngại vật và tận hưởng vẻ đẹp của hành trình này. Dưới đây là những thử thách lớn nhất bạn sẽ gặp phải khi tự học tiếng Nhật:
- Cần tự duy trì động lực, kỷ luật
- Cần tự tạo lịch trình học tập
- Cần tự tìm kiếm phương pháp và tài liệu cho đúng trọng tâm
- Thiếu sự hướng dẫn từ người có kinh nghiệm để chỉnh sửa phát âm, ngữ pháp, những lỗi sai của bản thân.
Tuy nhiên, việc tự học cũng có rất nhiều ưu điểm mà chúng ta có thể kể đến như:
- Chủ động về thời gian và không gian. Bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi khi mình muốn, miễn sao bạn rảnh
- Tiết kiệm được chi phí so với việc đi học các khóa học ở trung tâm
Bạn hãy cân nhắc rõ ràng giữa ưu và nhược điểm của việc tự học nhé! Không có phương pháp nào đúng cho tất cả mọi người. Nhưng bạn cần lưu ý rằng, tự học không có nghĩa là tự mình làm tất cả mọi thứ từ A-> Z. Chúng ta đều cần kỹ năng tự học trong mọi khía cạnh cuộc sống và đây cũng là sự lựa chọn của nhiều bạn khi muốn làm thân quen với ngôn ngữ xứ sở hoa anh đào. Vì vậy, hãy đọc hết bài viết này để nắm được các bước cụ thể cùng các loại giáo trình, tài liệu, tips cần thiết để chinh phục tiếng Nhật nhé! .
II. Các bước tự học tiếng Nhật đầy đủ chi tiết nhất
1. Xác định mục tiêu học
Trước khi bắt đầu, hãy xác định rõ mục tiêu học tập của bạn. Bạn học tiếng Nhật để đi du lịch, làm việc, hay đơn giản là để hiểu văn hóa Nhật Bản? Dựa vào mục tiêu đó, hãy đặt ra một timeline cụ thể. Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu là thi được N5 JLPT trong vòng 3 tháng và cần phải học được 50 từ vựng mỗi tuần. Hay bạn muốn có thể tự tin việc nói tiếng Nhật trong 1 năm và dự định sẽ hoàn thành việc học bảng chữ cái trong vòng 2 tuần. Hãy đảm bảo mục tiêu của bạn rõ ràng theo công thức SMART:
- S = Specific – Cụ thể
- A = Achievable – Khả năng thực hiện
- R = Realistic – Tính thực tế
- T = Time bound – Khung thời gian
- M= Measurable – Đo lường được
Bạn cần phải xác định đích đến của mình trước tiên, từ đó nhắm đúng hướng để đi. Nếu bạn không biết mình đi đâu thì rất khó thể bạn sẽ đi lòng vòng và lạc trôi lại điểm xuất phát ban đầu đó. Vậy nên hãy thật rõ ràng về mục tiêu khi tự học tiếng Nhật của bạn nhé!
2. Học bảng chữ cái tiếng Nhật cơ bản
Bắt đầu với bảng chữ cái Hiragana & Katakana
Khi bạn bắt đầu học một ngôn ngữ mới, hãy nhớ đến cách bạn học tiếng mẹ đẻ lúc nhỏ như thế nào. Bạn phải học bảng chữ cái đầu tiên đúng không?
Vậy nên hãy bắt đầu với tiếng Nhật bằng việc nằm lòng 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana. Tiếng Nhật có đến 3 loại chữ (thêm Kanji nữa) nhưng bạn hãy ưu tiên bắt đầu cái cơ bản trước. Bảng Hiragana là bảng chữ cái với ký tự âm thuần và cách đọc duy nhất – thường được sử dụng trong các văn bản thông thường nên hãy làm quen với chúng trước. Sau đó, chuyển sang học Katakana- bảng chữ cái được sử dụng để viết từ mượn, tên riêng hoặc dùng để nhấn mạnh. Cách đọc của bảng chữ cái Hiragana giống với Katakana chỉ khác ở cách viết và công dụng của nó.
3. Học Kanji & từ vựng
Bắt đầu bằng việc học bộ thủ
Kanji là các ký tự Hán tự trong tiếng Nhật và thường là phần khó nhất đối với người mới học. Bạn hãy thường xuyên nhìn vào các ký tự Kanji để “biết mặt nhau” trước khi nhớ tên chúng vì đây là những ký tự tượng hình. Dần dần, bạn sẽ thấy Kanji cũng bình thường thôi. Trong tiếng Nhật có đến 50000 từ Kanji nhưng số lượng Kanji phổ biến, thông dụng trong đời sống chỉ khoảng 2136 Kanji. Mỗi Kanji được tạo nên bởi những thành phần nhỏ hơn: được hiểu là bộ chủ. Có 214 bộ thủ được phân loại thành các nhóm với cùng số lượng nét. Mỗi bộ thủ có cách viết và ý nghĩa khác nhau. Bạn nên học theo bộ thủ trước khi muốn học nhiều từ Kanji.
Học theo phương pháp Mnemonics
Sau đó, bạn hãy sử dụng phương pháp học Mnemonics để tạo sự liên kết giữa các nét, ý nghĩa của các ký tự Kanji với cuộc sống của bạn. Bạn có thể tạo ra một hình ảnh, bài thơ, câu chuyện thật sống động, ấn tượng theo cách của bạn. Đó là một cách học vô cùng hiệu quả để biến các ký tự Kanji thứ xa lạ và khó hiểu trở nên gần gũi và đi vào tâm trí hơn. Có thể kể đến một số ví dụ như để nhớ đến ký tự “森” (rừng rậm), bạn có thể thấy nó được thành bởi 3 hình 木 (cây) và liên tưởng đến 3 cái cây được chụm lại với nhau dần dần sinh sôi thành rừng rậm. Thật dễ nhớ phải không?
Học theo phương pháp Spaced Repetition
Để ghi nhớ Kanji và từ vựng, đừng bỏ qua phương pháp Spaced Repetition – lặp lại ngắt quãng. Đây là phương pháp nhấn mạnh việc ôn tập đi ôn tập lại từ đó biến kiến thức từ vùng trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn. Bạn có thể học bằng cách học truyền thông hoặc tận dụng những kỹ thuật công nghệ hiện đại với các ứng dụng hỗ trợ cho việc này. Đặc biệt là kết hợp thêm học qua Flashcards có đầy đủ hình ảnh, âm thanh, cách phát âm và ví dụ nữa thì thật tuyệt vời phải không?